Từ lâu, Tết Hàn Thực đã trở thành 1 dịp lễ quen thuộc với nhân dân ta. Tuy nhiên, Tết Hàn Thực là vào ngày nào, nên làm gì vào ngày Tết Hàn Thực thì không phải ai cũng biết rõ. Sau đây Chuyên gia phòng thờ Vietnamarch sẽ giúp bạn từng bước trả lời những thắc mắc trên.

I. Tìm hiểu về ngày Tết Hàn Thực của dân tộc Việt Nam.

1. Tết Hàn Thực là ngày nào?

Trong văn hoá dân gian nước ta, Tết Hàn Thực còn được gọi là Tết bánh trôi bánh chay. Dịp Tết này được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Năm nay, Tết Hàn Thực nhằm vào ngày thứ Bảy, 22/04 dương lịch.

2. Ý nghĩa và nguồn gốc của Tết Hàn Thực.

Hàn Thực là từ Hán – Việt có nghĩa là “ăn đồ lạnh”. Ngày Tết này có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam. Ở nước ta, Tết Hàn Thực đã được hợp nhất với Tết bánh trôi bánh chay để trở thành ngày lễ có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện rõ nét bản sắc văn hoá của dân tộc ta. Mỗi năm vào dịp lễ này, mọi nhà đều nặn bánh trôi, bánh chay để dâng lên bàn thờ gia tiên nhằm bày tỏ thành ý hướng về nguồn cội, tri ân công đức của tổ tiên.

Bánh trôi và bánh chay đều được làm từ bột gạo. Cách chế biến 2 món ăn này mang đậm nét văn hoá của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Hình ảnh những chiếc bánh trôi, bánh chay vừa trắng lại vừa tròn, xếp cạnh nhau dễ làm người ta liên tưởng tới sự tích “mẹ Âu Cơ và bọc trăm trứng”. 

Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ 1 phong tục xa xưa của người Trung Quốc và được lưu truyền cho tới tận ngày nay. Ngày lễ này liên quan tới câu chuyện giữa vua nước Tấn là Tấn Văn Công và hiền sĩ Giới Tử Thôi vào thời Xuân Thu Chiến Quốc (năm 770 - năm 221 TCN).

Giới Tử Thôi đã đi theo phò trợ vua Tấn Văn Công trong 19 năm trời, nếm mật nằm gai, chịu đựng muôn vàn gian khổ. Đến khi giành được ngôi báu, Tấn Văn Công đã ban thưởng rất trọng hậu cho các công thần. Duy chỉ có Giới Tử Thôi là bị nhà vua quên mất công lao. Tuy nhiên, Giới Tử Thôi cho rằng phò vua giúp nước là trách nhiệm của bậc bề tôi nên cũng không để bụng gì cả.

Sau này, Giới Tử Thôi về nhà đưa mẹ già vào núi Điền Sơn ở ẩn. Khi vua Tấn Văn Công nhớ ra công trạng của ông mới cho người tìm ông về triều, định ban cho quan cao lộc hậu để đền ơn. Vốn không phải là hạng người tham vinh hoa phú quý, quyền cao chức trọng nên Giới Tử Thôi đã nhất quyết khước từ. Để ép ông quay về, nhà vua đã ra lệnh cho quân sĩ đốt rừng. Nhưng không ngờ mẹ con Giới Tử Thôi thà chấp nhận bị thiêu cháy trong rừng chứ không chịu về.

Nhà vua rất đau lòng, hối tiếc về cái chết của Giới Tử Thôi nên đã cho lập miếu thờ ông và hạ lệnh cho toàn dân phải kiêng đốt lửa trong 3 ngày, chỉ ăn các thức ăn nguội lạnh nấu sẵn để tưởng niệm ngày mất của ông.

3. Mâm lễ cúng Tết Hàn Thực gồm những món gì?


Cũng như các dịp lễ tết khác, mâm lễ cúng Tết Hàn Thực bao gồm hương, hoa, mâm ngũ quả đại diện cho ngũ hành, trầu cau và 1 ly nước sạch. Gia chủ nên tránh sử dụng những loại trái cây có vỏ nhiều gai góc hoặc những loại quả có vị đắng để bày lên bàn thờ. Kiêng cúng hoa ly, hoa sứ, cúc vạn thọ.

Vì là Tết Hàn Thực nên mâm lễ không thể thiếu món bánh trôi và bánh chay. Gia chủ nên bày 3 đĩa hoặc 5 đĩa bánh trôi, 3 bát bánh chay trên bàn thờ.

4. Khung giờ tốt để cúng Tết Hàn Thực

Năm 2023 có các khung giờ tốt sau để các gia chủ làm lễ cúng Tết Hàn Thực:

giờ Thìn (7 giờ - 9 giờ), giờ Tỵ (9 giờ - 11 giờ), giờ Thân: (15 giờ - 17 giờ), giờ Dậu (17 giờ - 19 giờ)

5. Văn khấn cúng Tết Hàn Thực

Dưới đây là nội dung bài văn khấn cúng Tết Hàn Thực để quý bạn đọc gần xa tham khảo:

Nam mô A Di Đà Phật, (x3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài bản cảnh thành hoàng, ngài bản xứ thổ địa, ngài bản gia táo quân cùng chư vị tôn thần.
Con kính lạy cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ chúng con là…Ngụ tại…
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời Ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, Ngài bản xứ thần linh thổ địa, Ngài bản gia táo quân, ngũ phương, long mạch, Tài thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… (họ của gia chủ) cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận.
Nam mô A Di Đà Phật (x3 lần).

6. Những việc cần lưu ý khi cúng Tết Hàn Thực

- Việc cúng Tết Hàn Thực thường được làm vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, nếu gia chủ có việc bận, không thể tổ chức đúng ngày thì có thể chọn 1 ngày khác bất kỳ trong tháng 3 âm lịch cũng được.

- Khi du nhập vào nước ta, Tết Hàn Thực đã được nhân dân ta hợp nhất với tết bánh trôi bánh chay và có sự cải biên: Chúng ta vẫn nấu nướng bình thường, không phải kiêng dùng lửa mà chỉ ăn đồ ăn lạnh như phong tục bên Trung Quốc. 

- Các món ăn dùng để dâng cúng phải là thực phẩm nguội, các món ăn được chế biến sẵn như bánh trôi, bánh chay, thịt nguội…

- Các gia đình nên làm lễ cúng trước 19 giờ tối để thuận tiện cho sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.

- Gia chủ phải giữ cho không gian thờ cúng được sạch sẽ, trang trọng để tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên và các vị thần thánh. Không nên đặt hoa giả, hoa khô, đồ ăn giả hoặc đồ ăn đã ôi thiu lên bàn thờ. Tất cả các đồ cúng phải là đồ thật và tươi mới.

- Sau khi đã hoàn thành lễ cúng ông bà tổ tiên và các vị thần, cả gia đình sẽ cùng nhau quây quần ăn bánh trôi, bánh chay để cầu mong những điều tốt lành, may mắn sẽ đến với gia đình mình.

II. Mua bàn thờ gia tiên tốt giá rẻ tại Hà Nội

Bàn thờ gia tiên tốt giá rẻ tại Hà Nội

Quý khách hàng cần tư vấn về các mẫu bàn thờ gia tiên đẹp giá rẻ, lắp đặt bàn thờ gia tiên tại Hà Nội xin vui lòng liên hệ với Chuyên gia phòng thờ Vietnamarch theo số điện thoại hotline: 0904.202.880 hoặc 0911.727.997. Showroom bán bàn thờ của công ty chúng tôi ở địa chỉ 61 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. Kính mời quý khách ghé qua thăm quan và chọn mua các mẫu bàn thờ đẹp của công ty chúng tôi!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top